Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Dự thảo Đề án thành lập tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

2025-04-17 17:29:00.0

Việc thành lập tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên là cần thiết để thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy, giúp cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn. Việc thực hiện sáp nhập nguyên trạng địa giới hành chính gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 tỉnh nhằm đảm bảo thuận lợi trong việc quản lý địa giới hành chính và kinh tế - xã hội hiện có của hai tỉnh, tránh xáo trộn về đường địa giới hành chính cấp tỉnh cũng như công tác quản lý kinh tế - xã hội. Việc chọn tên tỉnh mới là Thái Nguyên (một trong hai tên sẵn có trước khi hợp nhất) giúp giảm thiểu xáo trộn giấy tờ, tiết kiệm ngân sách, nhân lực, thời gian sau hợp nhất, qua đó bảo đảm nguyên tắc hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý, đồng thời đảm bảo nguyên tắc dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ và phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh mới với thương hiệu nhận diện là Thái Nguyên, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước trong kỷ nguyên mới. Việc lựa chọn Trung tâm hành chính - chính trị tại tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập vừa đáp ứng các điều kiện, cơ sở vật chất và hạ tầng đô thị, đảm bảo các điều kiện để bố trí trụ sở các cơ quan của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác. Ngoài ra, quỹ đất đô thị tại thành phố Thái Nguyên còn tương đối rộng để mở rộng không gian phát triển đô thị, hình thành trung tâm chính trị - hành chính đồng bộ, hiện đại, bảo đảm xứng đáng tầm quy mô cho tỉnh mới.

Đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên sau khi sáp nhập có 8.375,21 km(đạt 104,69% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 1.738.783 người (đạt 193,2% so với tiêu chuẩn).



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 2068047